Tuesday, April 26, 2016

Hướng dẫn Trình tự xử lý Báo Cháy Trong Tòa nhà,

Khóa học Quản lý tòa nhà - Hướng dẫn Trình tự xử lý Báo Cháy Trong Tòa nhà, cao ốc, Chung Cư PCC7 
Hệ thống báo cháy được kích hoạt PCC1 Hệ thống phun nước được kích hoạt PCC21. MỤC ĐÍCH
  • Đảm bảo an toàn tính mạng con người trong trường hợp xảy ra hỏa hoạn tại tòa nhà, chung cư, cao ốc
§ Thiết lập kế hoạch thoát hiểm có hệ thống và trật tự 2. THÀNH LẬP CÁC ỦY BAN Ủy ban an toàn phòng cháy chữa cháy (PCCC): Ủy ban lên kế hoạch các hoạt động như luyện tập thoát hiểm khi xảy ra hỏa hoạn, đào tạo về an toàn phòng cháy chữa cháy và các triển lãm về an toàn phòng cháy chữa cháy, v.v…nhằm nâng cao nhận thức phòng cháy chữa cháy của tất cả mọi người trong tòa nhà. Ủy ban gồm Chủ tịch Giám đốc quản lý Phó chủ tịch Kỹ sư trưởng Thành viên Quản lý hoạt động hàng ngày Thành viên Trưởng Ca/Trưởng nhóm Thành viên Giám sát M&E Trưởng nhóm Thành viên Đại diện của nhà thầu về PCCC Chức năng của Ủy ban an toàn PCCC đuợc liệt kê tại Phụ lục I Đội Phòng Cháy Chữa Cháy và Thoát Hiểm: Đội PCCC và Thoát Hiểm chịu trách nhiệm trong việc sơ tán cư dân một cách hệ thống và trật tự, bao gồm phụ trách cấp cứu và dập tắt đám cháy trong trường hợp xảy ra hỏa hoạn. Đội PCCC và Thoát Hiểm gồm:
Người điều phối Giám đốc quản lý
Trợ lý điều phối Kỹ sư trưởng
Đội trưởng Đội PCCC Trưởng ban an ninh /Trưởng nhóm
Phụ trách an ninh và sơ tán Nhân viên bảo vệ
Phụ trách điểm tập trung Trưởng nhóm
Phụ trách hỗ trợ hậu cần Trưởng nhóm
Phụ trách cấp cứu/sơ cứu Nhân viên kỹ thuật/ bảo vệ
Phụ trách hỏi đáp từ công chúng Đại diện chủ đầu tư
Thông báo Bộ đàm/ Chuông báo/ Thông báo công cộng (PA) Lễ tân / Kỹ thuật
Nhiệm vụ và trách nhiệm của ủy ban đuợc liệt kê trong Phụ lục II
  1. HỆ THỐNG BÁO CHÁY
Hệ thống báo động “break glass”: bao gồm các nút bấm “break-glass” được đặt gần cầu thang thoát hiểm (cầu thang bộ) và hành lang công cộng của mỗi tầng (xem bản Mặt bằng tầng). Trong trường hợp xảy ra hỏa hoạn, kính phải được đập vỡ bằng một vật thể từ đó có thể ấn nút gọi. Khi đó, hệ thống chuông báo động sẽ vang lên trong khắp tòa nhà Hệ thống báo khói tự động: Các đầu báo khói sẽ đuợc đặt trong tất cả các phòng máy và phòng kỹ thuật. Nếu trong không khí có khói, các đầu báo khói sẽ đuợc kích họat và chuông báo động sẽ vang lên trong khắp tòa nhà Hệ thống phun nuớc tự động: Tòa nhà, Chung cư được bảo vệ bằng hệ thống phun nước tự động. Khi xảy ra cháy và nhiệt độ không khí tăng lên 680C, bóng thủy tinh trên đầu ống phun nuớc sẽ vỡ và nước sẽ chảy qua chỗ vỡ và dập tắt đám cháy. Cùng lúc đó, hệ thống chuông báo động sẽ vang lên trong khắp tòa nhà/
  1. TRÌNH TỰ BÁO ĐỘNG
4.1 Giai đoạn báo động đầu tiên Đây là dấu hiệu cảnh báo. Khi báo cháy được kích hoạt, hệ thống chuông báo động ở tất cả tầng sẽ vang lên trong vòng 1 phút trước khi bị cô lập. Đồng thời, một tín hiệu âm thanh và hình ảnh sẽ được truyền đến bảng báo động chính đặt ở phòng chỉ huy chữa cháy để xác định chính xác tầng mà báo động đuợc kích hoạt. Tất cả thang máy sẽ chạy về tầng trệt và mở cửa Thông báo Một thông báo cảnh báo chung sẽ được phát trên toàn hệ thống thông báo công cộng (PA system) của tòa nhà 4.2 Giai đoạn báo động thứ hai Đây là tín hiệu để bắt đầu sơ tán. Sau khi xác nhận về tình trạng cháy, thông báo sơ tán sẽ đuợc phát trên hệ thống thông báo công cộng/ video-interphone/ bộ đàm và chuông báo cháy tiếp tục vang lên lần thứ hai trên tất cả các tầng. Mọi người có mặt trong tòa nhà phải thực hiện theo đúng các hướng dẫn đuợc đưa ra trên hệ thống thông báo công cộng/ video-interphone / bộ đàm 5. CÁC HÀNH ĐỘNG PHẢI THỰC HIỆN TRONG TRƯỜNG HỢP HỎA HOẠN Thông tin § Mọi nguời phải ra khỏi phòng nơi xảy ra cháy và đóng kín cửa để ngăn chặn sự lan tỏa của khói và lửa § Kích họat nút báo cháy gần nhất § Cố gắng dập lửa bằng các thiết bị chữa cháy có sẵn như bình chữa cháy và vòi fun cứu hỏa nhưng không gây nguy hiểm cho bản thân và những người khác Khách thuê/ Nhân viên/ Công nhân bên ngoài
  • Sau khi nghe hồi chuông báo động đầu tiên, tất cả nhân viên phải khóa tất cả tài liệu quan trọng, tiền mặt và tắt tất cả các thiết bị. Tiếp tục cảnh giác và chờ huớng dẫn từ hệ thống thông báo công cộng.
  • Khi có lệnh sơ tán, tất cả cư dân bao gồm cả khách và du khách nghe theo hướng dẫn của nhân viên phụ trách PCCC tại chỗ của văn phòng khách thuê, phải lập tức sơ tán bằng cửa thóat hiểm gần nhất và di chuyển đến điểm tập trung một cách trật tự
  • Khi sơ tán, không hoảng sợ và nhanh chóng di chuyển đến cầu thang thoát hiểm bằng lối thoát hiểm gần nhất theo như Phụ lục VII (Lối thoát hiểm trong trường hợp cháy cho PVT) và đi đến điểm tập trung. KHÔNG SỬ DỤNG THANG MÁY
  • Vị trí điểm tập trung (xem sơ họa đính kèm)
  • Tất cả người sơ tán không được quay trở lại tòa nhà nếu không có hiệu lệnh của người phụ trách
6. TRÁCH NHIỆM CỦA ĐỘI PCCC & THOÁT HIỂM Điều phối viên: Trong trường hợp xảy ra hỏa hoạn
  • Đảm bảo Công An Tp.HCM và Sở Cứu hỏa được thông báo về đám cháy
  • Đi đến phòng chỉ huy chữa cháy để xác định vị trí của ngọn lửa từ bảng điều khiển báo động chính và đảm bảo rằng các đội chữa cháy đã được huy động và triển khai đến tầng xảy ra hỏa hoạn
  • Đảm bảo các báo động đầu tiên được cô lập sau khi vang lên trong 1 phút
  • Đảm bảo các thông báo cảnh báo đầu tiên được thực hiện (xem Phụ lục III, Phần 1)
  • Đảm bảo nhân viên phụ trách PCCC trên tầng xảy ra hỏa hoạn được hướng dẫn để điều tra nguyên nhân gây báo động và báo cáo tình trạng.
  • Chờ nhận báo cáo tình trạng từ nhân viên phụ trách PCCC hoặc trưởng nhóm cứu hỏa tại tầng xảy ra hỏa hoạn và xem xét sự cần thiết để phát lệnh sơ tán toàn bộ văn phòng nơi có hỏa hoạn.
  • Nếu đội PCCC báo cáo rằng:
  • Tình hình đã được kiểm soát: Hướng dẫn Thông báo viên phát thông báo (xem Phụ lục III, Phần 3)
  • Đây là báo động giả: Huớng dẫn Thông báo viên hoặc phụ trách an ninh phát thông báo (xem Phụ lục III, Phần 4)
  • Cần phải sơ tán toàn bộ: Huớng dẫn Thông báo viên phát thông báo (xem Phụ lục III, Phần 2). Sau đó, kích hoạt báo động giai đoạn hai.
  • Đảm bảo tình trạng sơ tán trong tòa nhà được kiểm soát tại điểm tập trung thông qua các báo cáo của từng văn phòng/ tầng thu đuợc từ nhân viên phụ trách PCCC.

§ Báo cáo tình trạng cháy và số người mất tích (nếu có) cho Công An Tp.HCM và Sĩ quan Đội cứu hỏa ngay khi họ có mặt tại Phòng an ninh.

§ Đảm bảo Sổ tay hoạt động chữa cháy và các chìa khóa cần thiết luôn có sẵn trong phòng chỉ huy chữa cháy, chuyển cho Fire Command Centre (FCC) trong truờng hợp khẩn cấp.

Nhân viên phụ trách PCCC/ Phụ tá nhân viên phụ trách PCCC tại chỗ của khách thuê

§ Khi nghe báo động lần thứ nhất

  • Tất cả nhân viên phụ trách PCCC và phụ tá thực hiện kiểm tra thực tế tại tầng có dấu hiệu cháy thuộc phạm vị trách nhiệm của mình
  • Nếu cháy xảy ra tại tầng không thuộc trách nhiệm của mình, nhân viên phụ trách PCCC tại chỗ của khách thuê và phụ tá phải đảm bảo rằng khu vực của mình đã được chuẩn bị để sơ tán
  • Nếu xác định hỏa hoạn xảy ra trên tầng thuộc phạm vi của mình: Thông báo ngay cho phòng chỉ huy chữa cháy theo số bộ đàm........................
§ Xác định rõ:
  • Số tầng (ví dụ: tầng 7)
  • Vị trí (ví dụ: phòng 701)
  • Tính chất vụ cháy (ví dụ: cháy do chập điện, nổ, v.v...)
  • Tên của nhân viên phụ trách PCCC tại chỗ của khách thuê

§ Khi nghe thông báo sơ tán trên hệ thống thông báo công cộng hoặc khi nghe chuông báo động lần thứ hai:

  • Kiểm tra tất cả cư dân/ nhân viên và báo động cho mọi người tại tầng thuộc phạm vi của mình sơ tán một cách hệ thống tại cửa thoát hiểm gần nhất
  • Đảm bảo người tàn tật, trẻ em, phụ nữ có thai, v.v... đuợc đăc biệt chú ý và không gây cản trở trong quá trình sơ tán
  • Rời khỏi tòa nhà sau khi xác định tất cả cư dân thuộc phạm vị mình phụ trách đã tuân thủ theo hướng dẫn của mình
  • Khi đến điểm tập trung, tiến hành điểm danh các nhân viên có mặt và báo cáo tình trạng sơ tán cho người có trách nhiệm tại điểm sơ tán

Trưởng ca/ Nhân viên bảo vệ: Khi nghe chuông báo động lần thứ hai, Trưởng Ca phải: Ngay lập tức thông báo cho Công An phường sở tại và Đội cứu hỏa: Gọi 114

§ Khi thông báo cháy, phải nêu rõ: Tên tòa nhà, địa điểm và số bộ đàm của tòa nhà

§ Tiến hành thông báo trên hệ thống thông báo công cộng.

§ Nhân viên An Ninh thứ hai không phụ trách hệ thống thông báo công cộng phải đảm bảo những điều sau đây:

  • Nhân viên bảo vệ được triển khai tại cầu thang thoát hiểm tầng Trệt để huớng dẫn người dân sơ tán đến đúng điểm tập trung trong quá trình sơ tán (Xem Phụ lục V).
  • Tất cả các lối ra vào chính và cửa thoát hiểm phải đuợc giám sát chặt chẽ nhằm ngăn chặn đột nhập trái phép và tăng cường tuần tra
  • Một nhân viên bảo vệ sẽ hướng dẫn đội cảnh sát và PCCC tới Trung tâm chỉ huy chữa cháy (FCC)
  • Một nhân viên bảo vệ được triển khai để điều khiển giao thông, tạo điều kiện thuận lợi cho việc di chuyển của người dân sơ tán.

Đội cứu hỏa: Khi được thông báo về vị trí đám cháy

Một thành viên trong đội sẽ điều khiển thang máy cứu hỏa xuống tầng Trệt và chờ đến khi Cảnh sát và đội PCCC có mặt

§ Từng nhân viên phải đi đến các vị trí trực đã được phân công theo kế hoạch. § Giữ liên lạc với trung tâm chỉ huy chữa cháy và giữa các bộ phận để phối hợp hành động. § Liên tục báo cáo tình trạng của người dân sơ tán tại điểm tập trung cho người phối viên tại Trung tâm chỉ huy chữa cháy (FCC).

Giám đốc quản lý Tòa nhà

§ Khi nghe chuông báo động đầu tiên, đi đến Trung tâm chỉ huy chữa cháy (FCC) § Khi nghe thông báo sơ tán trên hệ thống thông báo công cộng, đảm nhận vai trò của người điều phối, hỗ trợ Cảnh sát và nhân viên phụ trách PCCC tại chỗ của khách thuê trong hoạt động chữa cháy. 7. HỎA HOẠN XẢY RA NGOÀI GIỜ LÀM VIỆC Trong trường hợp xảy ra hỏa hoạn, Trưởng ca trực phải: § Thông báo cho Sở cảnh sát và Đội cứu hỏa về đám cháy. § Thực hiện các thông báo cần thiết trên hệ thống thông báo công cộng. § Tiến hành dập lửa từ một khoảng cách an toàn bằng những dụng cụ chữa cháy có sẵn và cố gắng dập lửa hoặc kiểm soát đám cháy nhưng không gây nguy hiểm cho bản thân. § Thông báo sự việc cho những người sau đây:
  • Giám đốc quản lý
  • Kỹ sư trưởng
8. DIỄN TẬP PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY VÀ SƠ TÁN § Có 2 lần diễn tập trong một năm. Một lần diễn tập cứu hỏa và một lần diễn tập thoát hiểm. § Tất cả cá nhân trong tòa nhà phải tham gia buổi diễn tập sơ tán § Sở cảnh sát và Đội cứu hỏa phải đuợc thông báo trước về ngày giờ diễn ra buổi diễn tập / § Tất cả buổi diễn tập sơ tán phải được ghi nhận trong Mẫu biểu Báo cáo Diễn Tập Sơ Tán theo Phụ lục IV.  

9. SỬ DỤNG BÌNH CỨU HỎA PCC3 
10. SƠ TÁN BẰNG XE LĂN / IN CHAIR EVACUATION PCC4 
11. SƠ TÁN BẰNG GHẾ VĂN PHÒNG
  1. Đối tượng ưu tiên: - Người dùng xe lăn điện - Người có sức khỏe yếu
PCC5 
12. SƠ TÁN BẰNG CÁCH 2 NGƯỜI NÂNG PHẦN ĐẦU VÀ PHẦN CUỐI  
Đối tượng ưu tiên: - Người dùng xe lăn điện - Người có khả năng đi lại hạn chế - Nơi cầu thang hẹp PCC6