Friday, April 22, 2016

Hệ thống chống sét trong tòa nhà





Tìm hiểu về Một số biện pháp, Các nguyên tắc lắp đặt quy trình vận hành. bảo trì và sửa chữa hệ thống chống sét trong Quản lý Tòa nhà

1.       KHÁI NIỆM:         
Sét là hiện tượng phóng “điện” giữa hai điện áp khác dấu và chênh lệch điện áp (tới mức đủ để phóng như áp, điều kiện môi trường xung quanh…), tùy thuộc vào mức độ ảnh hưởng và đường đi mà sét được định dạng thành 2 loại chính đó là: trực tiếp (phóng ngay đối tượng) và gián tiếp (bị ảnh hưởng như cảm ứng, lan truyền hay tạt ngang).
 
 Theo thống kê thì loại sét đánh thẳng trực tiếp xuống các tòa nhà là nguy hiểm nhất và mức độ ảnh hưởng cũng nghiêm trọng hơn là hình thức gián tiếp như: tạt ngang, cảm ứng …tuy nhiên độ nguy hiểm cũng như mức độ bị ảnh hưởng sẽ phụ thuộc vào: vị trí, bản chất vật bị sét đánh và môi trường xung quanh. Vậy hệ thống chống sét là hệ thống mà sẽ thực hiện được các chức năng như sau:
a.       Trung hòa, đẳng áp …tòa nhà, con người hay vật có thể bị sét đánh với “đám mây” có điện tích nhằm giải quyết vấn đề phòng điện.

b.       “Cách điện” vật thể với đám mây tích tụ điện, nhằm tránh xảy ra hiện tượng phóng.

c.        Thu và dẫn “ luồng” sét đi thẳng, nhanh và “ hoàn toàn” giải tỏa “năng lực” xuống đất tránh gây ra các tác động lên con người, tòa nhà hay vật thể.
2.       CÁC BIỆN PHÁP CHỐNG SÉT:
Vì sét là hiện tượng kết hợp ngẫu nhiên giữa ba yếu tố: điện áp, khác cực và môi trường dẫn, cho nên không có gì an toàn hơn là cần chủ động trong công tác phóng chống sét như cách “điện”, thu và dẫn sét xuống đất bằng hệ thống chống sét bao gồm:
a.       Kim thu sét: phải có độ nhất, góc thoáng và diện rộng đủ phủ toàn bô diện tích.
b.       Hệ thống dẫn sét: đảm bảo dẫn và cách điện đối với các hệ thống kỹ thuật khác nhất là hệ thống dẫn khác: điện, nước, tín hiệu như điện thoại, mạng, và thường có kích thước > 50 mm2.
c.        Hệ thống tiếp địa: luôn đảm bảo Rđ < 10 ohm.
3.       CÁC NGUYÊN TẮC TRONG LẮP ĐẶT HỆ THỐNG CHỐNG SÉT:
a.       Định vị bãi cọc tiếp địa, kiểm tra tính chất đất tại nơi đóng bãi tiếp địa.
b.       ­Tiến hành đóng bãi tiếp địa hoặc khoan giếng.
c.        Dùng máy đo điện trở đất để kiểm tra, nếu Rđ < 10 Ohm thì đạt.
d.       Lắp đặt dây đồng trần dẫn sét, hộp nối trung gian (dùng để kiểm tra điện trở đất của hệ khi cần).
e.                 ­Gia công trụ đỡ kim thu sét, lắp đặt trụ và kim thu sét theo đúng bản vẽ thiết kế thi công.
f.         Kết nối dây dẫn sét với kim thu sét, lắp đặt bộ đếm sét (nếu có). Dây dẫn sét được luồn trong ống cách điện xuyên suốt từ điểm tiếp xúc với kim thu sét đến bãi tiếp địa của hệ thống. Nhằm tránh lan truyền dòng sét vào kết cấu công trình.
g.                Dùng đồng hồ đo thông mạch dây dẫn sét nhằm đảm bảo dẫn sét tốt khi có sét đánh.
h.       Khi thiết kế chống sét đánh thẳng sử dụng kim thu sét, chống sét phóng điện sớm, thì phải cần dựa vào lý thuyết và các yếu tố địa lý tại công trình để đưa ra các thiết kế đúng đắn cho một hệ thống chống sét.
i.         Các lưu ý về vùng bảo vệ: Khi tính toán cần xem xét vị trí công trình, độ cao và kiến trúc để tính đủ 3 cấp bán kính bảo vệ bao gồm: Cấp 1 (Level 1), cấp 2 (Level 2), cấp 3 ( Level 3), cấp 4 ( Level 4). Sử dụng tiêu chuẩn NF C 17-102 Pháp hoặc IEC 21186-96 để tính toán kết hợp với các tiêu chuẩn hiện hành của Việt Nam. Chú ý về việc chọn vị trí, độ cao đặt kim và chiều cao cột kim tối thiểu, khoảng cách không khí giữa cột kim và các vật lân cận vì những điều này quyết định đến vùng bảo vệ an toàn cho công trình.
Nói chung trong những yêu cầu khắt khe, phương án cách điện sẽ được quan tâm hơn nhưng chi phí sẽ cao, việc thi công lắp đặt sẽ khó khăn hơn. Bên cạnh đó, thì cần phải chú ý đến vị trí của các vật dẫn điện như bồn nước, Anten, đường ống nước trên mái….. Khoảng cách lắp đặt của chúng phải được thiết kế đúng quy phạm. Thông thường, các thiết bị trên luôn bị ảnh hưởng, thậm chí là hỏng hóc trong quá trình diễn ra sét đánh tại vùng lân cận.
Bên cạnh đó khi lắp đặc thì cũng cần phải lưu ý:
·          Dây dẫn sử dụng cho thoát sét: nên sử dụng dây đồng tròn bện vì chúng có độ dẫn điện tốt. Dây ít chắp nối và có kích thước lớn hơn quy chuẩn. Nên sử dụng dây có tiết diện 50mm2 trở lên. Trong quá trình thi công, hãy chọn lộ trình cho dây đi thẳng nhất.
·          Hệ thống tiếp đất có tổng trở nhỏ và ổn định trong nhiều năm là điều rất quan trọng. Chúng giúp cho việc tản năng lượng sét xuống đất nhanh và an toàn. Hệ thống tiếp đất, cáp thoát sét và kim thu sét là 3 thành phần mấu chốt của hệ thống chống sét và phải đồng bộ với nhau. Trong thiết kế hệ tiếp đất, tùy từng vùng đất mà bố trí số lượng cọc và kiểu cho phù hợp, đảm bảo điện trở nối đất theo quy định (nhỏ hơn 10 Ohm).
4.       QUY TRÌNH VẬN HÀNH , BẢO TRÌ VÀ SỬA CHỮA:
a.                Vận hành: vào dầu mỗi ca nhất là vào mùa mưa bão phải kiểm tra hệ thống như:
-       Kim thu sét có đúng vị trí không, có nghiên ngã và dấu hiệu hư.
-       Bộ đếm sét.
-       Các mối nối từ kim xuống bãi tiếp địa .
-       Có các vật thể gì ảnh hưởng tới gốc của kim thu sét.
-       Bảo đảm hệ thống hoạt động ổn định.
b.       Bảo trì:
-       Theo lịch định kỳ .
-       Kiểm tra điện trở tiếp địa vào đầu mùa mưa < 10 ohm.
-       Thực hiện theo form các công tác bảo trì .
-               Ghi nhận quá trình hoạt động của hệ thống để có kế hoạch thay thế thiết bị kịp thời.
-       Đảm bảo các thao tác đáp ứng tính chuyên nghiệp, vệ sinh và an toàn công nghiệp thi thực hiện công tác bảo trì.
c.        Sửa chữa:
Thực hiện nhằm ngăn ngừa các sự cố có thể xảy ra ,hoặc đưa hệ thống về tình trạng hoạt động tốt hoặc thực hiện trong giai đoạn bảo trì.
d.       Cải tiến:
Trong quá trình quản lý vận hành hệ thống này, chúng ta cần phải cập nhật thông tin, công nghệ mới nhằm cải tiến thay thế các thiết bị hiện đại hơn nhằm tăng cường hệ số an toàn cao hơn cũng như tránh “lão hóa” hệ thống.