Tuesday, April 26, 2016

Hướng dẫn Trình tự xử lý Báo Cháy Trong Tòa nhà,

Khóa học Quản lý tòa nhà - Hướng dẫn Trình tự xử lý Báo Cháy Trong Tòa nhà, cao ốc, Chung Cư PCC7 
Hệ thống báo cháy được kích hoạt PCC1 Hệ thống phun nước được kích hoạt PCC21. MỤC ĐÍCH
  • Đảm bảo an toàn tính mạng con người trong trường hợp xảy ra hỏa hoạn tại tòa nhà, chung cư, cao ốc
§ Thiết lập kế hoạch thoát hiểm có hệ thống và trật tự 2. THÀNH LẬP CÁC ỦY BAN Ủy ban an toàn phòng cháy chữa cháy (PCCC): Ủy ban lên kế hoạch các hoạt động như luyện tập thoát hiểm khi xảy ra hỏa hoạn, đào tạo về an toàn phòng cháy chữa cháy và các triển lãm về an toàn phòng cháy chữa cháy, v.v…nhằm nâng cao nhận thức phòng cháy chữa cháy của tất cả mọi người trong tòa nhà. Ủy ban gồm Chủ tịch Giám đốc quản lý Phó chủ tịch Kỹ sư trưởng Thành viên Quản lý hoạt động hàng ngày Thành viên Trưởng Ca/Trưởng nhóm Thành viên Giám sát M&E Trưởng nhóm Thành viên Đại diện của nhà thầu về PCCC Chức năng của Ủy ban an toàn PCCC đuợc liệt kê tại Phụ lục I Đội Phòng Cháy Chữa Cháy và Thoát Hiểm: Đội PCCC và Thoát Hiểm chịu trách nhiệm trong việc sơ tán cư dân một cách hệ thống và trật tự, bao gồm phụ trách cấp cứu và dập tắt đám cháy trong trường hợp xảy ra hỏa hoạn. Đội PCCC và Thoát Hiểm gồm:
Người điều phối Giám đốc quản lý
Trợ lý điều phối Kỹ sư trưởng
Đội trưởng Đội PCCC Trưởng ban an ninh /Trưởng nhóm
Phụ trách an ninh và sơ tán Nhân viên bảo vệ
Phụ trách điểm tập trung Trưởng nhóm
Phụ trách hỗ trợ hậu cần Trưởng nhóm
Phụ trách cấp cứu/sơ cứu Nhân viên kỹ thuật/ bảo vệ
Phụ trách hỏi đáp từ công chúng Đại diện chủ đầu tư
Thông báo Bộ đàm/ Chuông báo/ Thông báo công cộng (PA) Lễ tân / Kỹ thuật
Nhiệm vụ và trách nhiệm của ủy ban đuợc liệt kê trong Phụ lục II
  1. HỆ THỐNG BÁO CHÁY
Hệ thống báo động “break glass”: bao gồm các nút bấm “break-glass” được đặt gần cầu thang thoát hiểm (cầu thang bộ) và hành lang công cộng của mỗi tầng (xem bản Mặt bằng tầng). Trong trường hợp xảy ra hỏa hoạn, kính phải được đập vỡ bằng một vật thể từ đó có thể ấn nút gọi. Khi đó, hệ thống chuông báo động sẽ vang lên trong khắp tòa nhà Hệ thống báo khói tự động: Các đầu báo khói sẽ đuợc đặt trong tất cả các phòng máy và phòng kỹ thuật. Nếu trong không khí có khói, các đầu báo khói sẽ đuợc kích họat và chuông báo động sẽ vang lên trong khắp tòa nhà Hệ thống phun nuớc tự động: Tòa nhà, Chung cư được bảo vệ bằng hệ thống phun nước tự động. Khi xảy ra cháy và nhiệt độ không khí tăng lên 680C, bóng thủy tinh trên đầu ống phun nuớc sẽ vỡ và nước sẽ chảy qua chỗ vỡ và dập tắt đám cháy. Cùng lúc đó, hệ thống chuông báo động sẽ vang lên trong khắp tòa nhà/
  1. TRÌNH TỰ BÁO ĐỘNG
4.1 Giai đoạn báo động đầu tiên Đây là dấu hiệu cảnh báo. Khi báo cháy được kích hoạt, hệ thống chuông báo động ở tất cả tầng sẽ vang lên trong vòng 1 phút trước khi bị cô lập. Đồng thời, một tín hiệu âm thanh và hình ảnh sẽ được truyền đến bảng báo động chính đặt ở phòng chỉ huy chữa cháy để xác định chính xác tầng mà báo động đuợc kích hoạt. Tất cả thang máy sẽ chạy về tầng trệt và mở cửa Thông báo Một thông báo cảnh báo chung sẽ được phát trên toàn hệ thống thông báo công cộng (PA system) của tòa nhà 4.2 Giai đoạn báo động thứ hai Đây là tín hiệu để bắt đầu sơ tán. Sau khi xác nhận về tình trạng cháy, thông báo sơ tán sẽ đuợc phát trên hệ thống thông báo công cộng/ video-interphone/ bộ đàm và chuông báo cháy tiếp tục vang lên lần thứ hai trên tất cả các tầng. Mọi người có mặt trong tòa nhà phải thực hiện theo đúng các hướng dẫn đuợc đưa ra trên hệ thống thông báo công cộng/ video-interphone / bộ đàm 5. CÁC HÀNH ĐỘNG PHẢI THỰC HIỆN TRONG TRƯỜNG HỢP HỎA HOẠN Thông tin § Mọi nguời phải ra khỏi phòng nơi xảy ra cháy và đóng kín cửa để ngăn chặn sự lan tỏa của khói và lửa § Kích họat nút báo cháy gần nhất § Cố gắng dập lửa bằng các thiết bị chữa cháy có sẵn như bình chữa cháy và vòi fun cứu hỏa nhưng không gây nguy hiểm cho bản thân và những người khác Khách thuê/ Nhân viên/ Công nhân bên ngoài
  • Sau khi nghe hồi chuông báo động đầu tiên, tất cả nhân viên phải khóa tất cả tài liệu quan trọng, tiền mặt và tắt tất cả các thiết bị. Tiếp tục cảnh giác và chờ huớng dẫn từ hệ thống thông báo công cộng.
  • Khi có lệnh sơ tán, tất cả cư dân bao gồm cả khách và du khách nghe theo hướng dẫn của nhân viên phụ trách PCCC tại chỗ của văn phòng khách thuê, phải lập tức sơ tán bằng cửa thóat hiểm gần nhất và di chuyển đến điểm tập trung một cách trật tự
  • Khi sơ tán, không hoảng sợ và nhanh chóng di chuyển đến cầu thang thoát hiểm bằng lối thoát hiểm gần nhất theo như Phụ lục VII (Lối thoát hiểm trong trường hợp cháy cho PVT) và đi đến điểm tập trung. KHÔNG SỬ DỤNG THANG MÁY
  • Vị trí điểm tập trung (xem sơ họa đính kèm)
  • Tất cả người sơ tán không được quay trở lại tòa nhà nếu không có hiệu lệnh của người phụ trách
6. TRÁCH NHIỆM CỦA ĐỘI PCCC & THOÁT HIỂM Điều phối viên: Trong trường hợp xảy ra hỏa hoạn
  • Đảm bảo Công An Tp.HCM và Sở Cứu hỏa được thông báo về đám cháy
  • Đi đến phòng chỉ huy chữa cháy để xác định vị trí của ngọn lửa từ bảng điều khiển báo động chính và đảm bảo rằng các đội chữa cháy đã được huy động và triển khai đến tầng xảy ra hỏa hoạn
  • Đảm bảo các báo động đầu tiên được cô lập sau khi vang lên trong 1 phút
  • Đảm bảo các thông báo cảnh báo đầu tiên được thực hiện (xem Phụ lục III, Phần 1)
  • Đảm bảo nhân viên phụ trách PCCC trên tầng xảy ra hỏa hoạn được hướng dẫn để điều tra nguyên nhân gây báo động và báo cáo tình trạng.
  • Chờ nhận báo cáo tình trạng từ nhân viên phụ trách PCCC hoặc trưởng nhóm cứu hỏa tại tầng xảy ra hỏa hoạn và xem xét sự cần thiết để phát lệnh sơ tán toàn bộ văn phòng nơi có hỏa hoạn.
  • Nếu đội PCCC báo cáo rằng:
  • Tình hình đã được kiểm soát: Hướng dẫn Thông báo viên phát thông báo (xem Phụ lục III, Phần 3)
  • Đây là báo động giả: Huớng dẫn Thông báo viên hoặc phụ trách an ninh phát thông báo (xem Phụ lục III, Phần 4)
  • Cần phải sơ tán toàn bộ: Huớng dẫn Thông báo viên phát thông báo (xem Phụ lục III, Phần 2). Sau đó, kích hoạt báo động giai đoạn hai.
  • Đảm bảo tình trạng sơ tán trong tòa nhà được kiểm soát tại điểm tập trung thông qua các báo cáo của từng văn phòng/ tầng thu đuợc từ nhân viên phụ trách PCCC.

§ Báo cáo tình trạng cháy và số người mất tích (nếu có) cho Công An Tp.HCM và Sĩ quan Đội cứu hỏa ngay khi họ có mặt tại Phòng an ninh.

§ Đảm bảo Sổ tay hoạt động chữa cháy và các chìa khóa cần thiết luôn có sẵn trong phòng chỉ huy chữa cháy, chuyển cho Fire Command Centre (FCC) trong truờng hợp khẩn cấp.

Nhân viên phụ trách PCCC/ Phụ tá nhân viên phụ trách PCCC tại chỗ của khách thuê

§ Khi nghe báo động lần thứ nhất

  • Tất cả nhân viên phụ trách PCCC và phụ tá thực hiện kiểm tra thực tế tại tầng có dấu hiệu cháy thuộc phạm vị trách nhiệm của mình
  • Nếu cháy xảy ra tại tầng không thuộc trách nhiệm của mình, nhân viên phụ trách PCCC tại chỗ của khách thuê và phụ tá phải đảm bảo rằng khu vực của mình đã được chuẩn bị để sơ tán
  • Nếu xác định hỏa hoạn xảy ra trên tầng thuộc phạm vi của mình: Thông báo ngay cho phòng chỉ huy chữa cháy theo số bộ đàm........................
§ Xác định rõ:
  • Số tầng (ví dụ: tầng 7)
  • Vị trí (ví dụ: phòng 701)
  • Tính chất vụ cháy (ví dụ: cháy do chập điện, nổ, v.v...)
  • Tên của nhân viên phụ trách PCCC tại chỗ của khách thuê

§ Khi nghe thông báo sơ tán trên hệ thống thông báo công cộng hoặc khi nghe chuông báo động lần thứ hai:

  • Kiểm tra tất cả cư dân/ nhân viên và báo động cho mọi người tại tầng thuộc phạm vi của mình sơ tán một cách hệ thống tại cửa thoát hiểm gần nhất
  • Đảm bảo người tàn tật, trẻ em, phụ nữ có thai, v.v... đuợc đăc biệt chú ý và không gây cản trở trong quá trình sơ tán
  • Rời khỏi tòa nhà sau khi xác định tất cả cư dân thuộc phạm vị mình phụ trách đã tuân thủ theo hướng dẫn của mình
  • Khi đến điểm tập trung, tiến hành điểm danh các nhân viên có mặt và báo cáo tình trạng sơ tán cho người có trách nhiệm tại điểm sơ tán

Trưởng ca/ Nhân viên bảo vệ: Khi nghe chuông báo động lần thứ hai, Trưởng Ca phải: Ngay lập tức thông báo cho Công An phường sở tại và Đội cứu hỏa: Gọi 114

§ Khi thông báo cháy, phải nêu rõ: Tên tòa nhà, địa điểm và số bộ đàm của tòa nhà

§ Tiến hành thông báo trên hệ thống thông báo công cộng.

§ Nhân viên An Ninh thứ hai không phụ trách hệ thống thông báo công cộng phải đảm bảo những điều sau đây:

  • Nhân viên bảo vệ được triển khai tại cầu thang thoát hiểm tầng Trệt để huớng dẫn người dân sơ tán đến đúng điểm tập trung trong quá trình sơ tán (Xem Phụ lục V).
  • Tất cả các lối ra vào chính và cửa thoát hiểm phải đuợc giám sát chặt chẽ nhằm ngăn chặn đột nhập trái phép và tăng cường tuần tra
  • Một nhân viên bảo vệ sẽ hướng dẫn đội cảnh sát và PCCC tới Trung tâm chỉ huy chữa cháy (FCC)
  • Một nhân viên bảo vệ được triển khai để điều khiển giao thông, tạo điều kiện thuận lợi cho việc di chuyển của người dân sơ tán.

Đội cứu hỏa: Khi được thông báo về vị trí đám cháy

Một thành viên trong đội sẽ điều khiển thang máy cứu hỏa xuống tầng Trệt và chờ đến khi Cảnh sát và đội PCCC có mặt

§ Từng nhân viên phải đi đến các vị trí trực đã được phân công theo kế hoạch. § Giữ liên lạc với trung tâm chỉ huy chữa cháy và giữa các bộ phận để phối hợp hành động. § Liên tục báo cáo tình trạng của người dân sơ tán tại điểm tập trung cho người phối viên tại Trung tâm chỉ huy chữa cháy (FCC).

Giám đốc quản lý Tòa nhà

§ Khi nghe chuông báo động đầu tiên, đi đến Trung tâm chỉ huy chữa cháy (FCC) § Khi nghe thông báo sơ tán trên hệ thống thông báo công cộng, đảm nhận vai trò của người điều phối, hỗ trợ Cảnh sát và nhân viên phụ trách PCCC tại chỗ của khách thuê trong hoạt động chữa cháy. 7. HỎA HOẠN XẢY RA NGOÀI GIỜ LÀM VIỆC Trong trường hợp xảy ra hỏa hoạn, Trưởng ca trực phải: § Thông báo cho Sở cảnh sát và Đội cứu hỏa về đám cháy. § Thực hiện các thông báo cần thiết trên hệ thống thông báo công cộng. § Tiến hành dập lửa từ một khoảng cách an toàn bằng những dụng cụ chữa cháy có sẵn và cố gắng dập lửa hoặc kiểm soát đám cháy nhưng không gây nguy hiểm cho bản thân. § Thông báo sự việc cho những người sau đây:
  • Giám đốc quản lý
  • Kỹ sư trưởng
8. DIỄN TẬP PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY VÀ SƠ TÁN § Có 2 lần diễn tập trong một năm. Một lần diễn tập cứu hỏa và một lần diễn tập thoát hiểm. § Tất cả cá nhân trong tòa nhà phải tham gia buổi diễn tập sơ tán § Sở cảnh sát và Đội cứu hỏa phải đuợc thông báo trước về ngày giờ diễn ra buổi diễn tập / § Tất cả buổi diễn tập sơ tán phải được ghi nhận trong Mẫu biểu Báo cáo Diễn Tập Sơ Tán theo Phụ lục IV.  

9. SỬ DỤNG BÌNH CỨU HỎA PCC3 
10. SƠ TÁN BẰNG XE LĂN / IN CHAIR EVACUATION PCC4 
11. SƠ TÁN BẰNG GHẾ VĂN PHÒNG
  1. Đối tượng ưu tiên: - Người dùng xe lăn điện - Người có sức khỏe yếu
PCC5 
12. SƠ TÁN BẰNG CÁCH 2 NGƯỜI NÂNG PHẦN ĐẦU VÀ PHẦN CUỐI  
Đối tượng ưu tiên: - Người dùng xe lăn điện - Người có khả năng đi lại hạn chế - Nơi cầu thang hẹp PCC6

Hướng dẫn vận hành hệ thống Bơm Phòng cháy, Chữa cháy


Khóa học quản lý tòa nhà - Hướng dẫn kỹ năng và Quy trình vận hành hệ thống Bơm Phòng cháy chữa cháy.
1.      KIỂM TRA LẠI BƠM VÀ HỆ THỐNG LẦN CUỐI TRƯỚC KHI KHỞI ĐỘNG.        
1.1.    Cần tiến hành kiểm tra theo quy trình sau :

-          Kiểm tra tình trạng tủ điều khiển cho bơm.

-          Kiểm tra hệ thống điện cấp vào cho tủ điện.

-          Kiểm tra tình trạng hệ thống van: van cửa (gate valve) ở đầu vào và ra của bơm, van một chiều (check valve) ở đầu ra, van giảm áp (main relief valve) của ṭan bộ hệ thống

-          Xả khí trong đường ống bằng cách mở van xả trên bơm cho đến lúc có tia nước đặc không còn bọt nước thì khóa van lại.

-          Kiểm tra tình trạng hệ thống đồng hồ áp lực (pressure gauges) 


           

1.2.   Sau khi thao tác kiểm tra hoàn tất ,người sử dụng tiến hành các thao tác trước khi vận hành  bơm như sau :

-    Tiến hành mở các CB tại tủ điều khiển

-          Điều chỉnh áp lực an toàn trên hệ thống bằng cách điều chỉnh trên van giảm áp chính (Main relief valve). Bắt đầu mở ở 9 kg/cm2   

-           Điều chỉnh các áp lực cho các bơm như sau:

                        + bơm jockey: hoạt động: 7.5 kg/cm2   

                                                 Ngưng    : 9 kg/cm2   

                         + bơm điện 1 : hoạt động: 6 kgcm2    

                                                 Ngưng    : Bằng tay    

                        + bơm điện 2 : hoạt động: 4 kgcm2      

                                                 Ngưng    : Bằng tay      

Lưu ý:  áp lực này đă được cài đặt sẵn bởi các kỹ thuật viên chuyên môn và người bảo tŕ không cần phải cài đặt lại. Khi có sự cố về áp lực hoạt động của bơm cần kiểm tra và liên lạc ngay với nhà cung cấp.



2.      KHỞI ĐỘNG BƠM

2.1.   Đối với chế độ khởi động tự động :

-          Khi người sử dụng cần khởi động ở chế độ Auto yêu cầu hệ thống đường ống phải kín và lúc đó trong hệ thống đường ống luôn tồn tại một áp lực nhất định khoảng 9 KG/CM2 . Hệ thống van ở đầu vào và ra ở mỗi bơm luôn trong tình trạng mở.

-          Để khởi động theo chế độ này ta điều chỉnh trong bảng điều khiển trên công tắc  về nút  ( Auto).

2.2.   Đối với chế độ khởi động bằng tay :

Trên tủ chữa cháy được gắn các nút lựa chọn chế độ hoạt động của bơm chữa cháy Auto/Off/Manual-(Tự Động/Ngắt/Tay).

- Khi muốn khởi động bằng tay, chuyển công tắc sang vị trí manual đối với bơm cần chạy, bơm sẽ hoạt động theo đúng áp đă được cài đặt rồi dừng lại. Khi muốn dừng bơm ta chỉ cần nhấn nút Stop trên bảng điều khiển, bơm sẽ  chuyển sang chế độ off và ngưng hoạt động.



3.      NGỪNG KHỞI ĐỘNG BƠM

Dùng tay nhấn vào công tắc Stop ( SP) hiển thị trên tủ điều khiển trong khoảng thời gian 01 giây ( Đối với chế độ Manual )

-          Chuyển công tắc về chế đô OFF  để dừng bơm




Monday, April 25, 2016

Đánh giá kỹ năng lãnh đạo bản thân



Hãy đánh giá khả năng lãnh đạo của bạn bằng cách trả lời những câu hỏi sau và đánh dấu lựa chọn gần nhất với kinh nghiệm của mình. Hãy xem số điểm tương ứng với lựa chọn của bạn như hình kế bên và trung thực khi lựa chọn! Sau đó hãy cộng điểm của bạn lại và xem bảng phân tích ở phần cuối cùng của những câu hỏi này. Hãy sử dụng phần trả lời để xác dịnh những lĩnh vực cần cải thiện.


Bạn đã hoàn thành bảng tự đánh giá, hãy cộng tổng số điểm và kiểm tra năng lực của mình bằng cách đọc những đánh giá tương ứng dưới đây. Dù bạn đã đạt được mức độ thành công với tư cách là một nhà lãnh đạo ở mức nào đi nữa thì cũng hãy nhớ rằng vẫn luôn luôn có chỗ cần phải nỗ lực cải thiện. Hãy xác định những chỗ yếu nhất và tham khảo những hướng dẫn nhằm tìm ra lời khuyên thực tế giúap bạn phát triển và nâng cao những kỹ năng lãnh đạo.
32-64: Bạn có thể mất quyền lãnh đạo. Hãy sử dụng cơ hội được học tập để tìm hiểu những sai lầm và cải thiện những năng lực của mình.
65-95: Kỹ năng lãnh đạo của bạn nhìn chung là tốt nhưng có thể cải thiện để được tốt hơn. Hãy phát triển những lĩnh vực mà bạn chưa đạt điểm cao.
96-128: Bạn là một người lãnh đạo tài ba. Hãy tiếp tục phát huy và hoàn thiện tốt hơn nữa những kỹ năng lãnh đạo của mình.

Những nguyên tắc trong thiết lập hệ thống chống sét Tòa nhà

Tiến trình thực hiện để ngăn chặn nguy cơ bị sét đánh: Hệ thống bảo vệ một tòa nhà chống lại những ảnh hưởng của sét phải bao gồm:
  • Bảo vệ các cấu trúc khỏi bị sét đánh trực tiếp;
  • Bảo vệ các hệ thống điện khỏi bị sét trực tiếp và gián tiếp.
Nguyên tắc cơ bản bảo vệ của một thiết lập chống lại nguy cơ sét đánh là để ngăn chặn năng lượng của sét ảnh hưởng đến các thiết bị điện tử nhạy cảm. Để đạt được điều này, hệ thống chống sét cần phải:
  • Xác định được dòng sét và những kênh (vị trí) mà tia sét có khả năng thông qua đó để phóng xuống đất là lớn nhất (tránh vùng lân cận của thiết bị điện tử nhạy cảm); • Thực hiện liên kết đẳng thế của tiến trình thiết lập hệ thống chống sét; Liên kết đẳng thế này là thực hiện liên kết hệ thống dây tiếp đất (kết nối giữa các hệ thống tiếp đất), và thiết bị van đẳng thế này có thể là thiết bị chống xung (SPDs-Surge protection device) hoặc ống phóng khí gas (Spark gaps).
  • Giảm thiểu tác động gây ra bởi các ảnh hưởng gián tiếp bằng việc cài đặt SPDs hoặc các bộ lọc. Hai hệ thống bảo vệ được sử dụng để loại bỏ hoặc giới hạn quá áp: chúng được gọi là hệ thống bảo vệ tòa nhà – hệ thống chống sét trực tiếp (đối với bên ngoài của tòa nhà) và hệ thống bảo vệ các thiết bị điện (đối với bên trong tòa nhà).
Xây dựng hệ thống bảo vệ tòa nhà Vai trò của hệ thống bảo vệ tòa nhà là để chống sét trực tiếp. Hệ thống này bao gồm:
  • Thiết bị bắt sét (VD: kim thu sét): hệ thống chống sét;
  • Dây dẫn được thiết kế để truyền sét xuống đất;
  • Hệ thống tiếp địa "chim chân" kết nối với nhau;
  • Liên kết giữa tất cả các khung kim loại (bằng liên kết van đẳng thế) với điểm tiếp đất. Khi có dòng sét trong một dây dẫn (dây thoát sét), và nếu có sự khác biệt xuất hiện giữa nó và các hệ thống dẫn kết nối với điểm tiếp đất nằm trong vùng lân cận, có thể gây ra hiện tượng phóng điện bề mặt.
Ba loại hệ thống chống sét trực tiếp được sử dụng:  

1) Hệ thống chống sét dùng cột thu lôi Các cột thu lôi bằng kim loại được đặt ở trên cùng của tòa nhà. Nó được nối đất theo một hoặc nhiều dây dẫn (thường là dải đồng).
chong-set-toa-nha-1
chong-set-toa-nha-2 2) Hệ thống chống sét dây Các dây này được trải dài trên cấu trúc được bảo vệ. Chúng được sử dụng để bảo vệ cấu trúc đặc biệt: khu vực phóng tên lửa, các ứng dụng quân sự và bảo vệ đường dây trên không điện áp cao.  







chong-set-toa-nha-33) Hệ thống chống sét với các dây dẫn sét đan xen như lồng lưới (lồng Faraday) Bảo vệ này liên quan đến việc đặt nhiều dây dẫn (băng đồng) đối xứng nhau xung quanh tòa nhà. Đây là loại hệ thống chống sét được sử dụng cho các tòa nhà cao với rất nhiều thiết bị điện tử nhạy cảm như phòng máy tính.  
Hậu quả của hệ thống chống sét trực tiếp (hệ thống bảo vệ bên ngoài tòa nhà) cho các thiết bị điện tử bên trong tòa nhà Như một hệ quả, hệ thống chống sét trực tiếp không bảo vệ các thiết bị điện bên trong tòa nhà: điều đó đòi hỏi phải cung cấp một hệ thống bảo vệ cho các thiết bị điện. Khi có sét đánh trực tiếp vào hệ thống chống sét trực tiếp, 50% năng lượng của dòng sét sẽ đi vào hệ thống tiếp đất của các thiết bị điện và sự gia tăng điện áp này rất thường xuyên vượt quá khả năng chịu nhiệt của các loại dây dẫn trong các mạng khác nhau (LV chính, viễn thông, video cáp , vv). Hơn nữa, dòng chảy của dòng sét qua dây dẫn xuống đất sẽ gây ra hiện tượng quá áp (do hiện tượng cảm ứng điện từ) cho các thiết bị điện.  




chong-set-toa-nha-4NHỮNG NGUYÊN TẮC TRONG THIẾT LẬP HỆ THỐNG CHỐNG SÉT 

 Lắp đặt hệ thống bảo vệ thiết bị điện Mục đích chính của hệ thống bảo vệ thiết bị điện là để giới hạn quá áp đến giá trị có thể chấp nhận cho các thiết bị điện. Hệ thống bảo vệ thiết bị điện bao gồm:
  • Một hoặc nhiều SPDs tùy thuộc vào cấu hình xây dựng;
  • Liên kết đẳng thế: lưới kim loại của các bộ phận tiếp đất.
Triển khai thực hiện Thiết lập hệ thống bảo vệ hệ thống điện và điện tử của một tòa nhà là như sau: Tìm kiếm thông tin
  • Xác định tất cả các tải nhạy cảm và vị trí của chúng trong tòa nhà.
  • Xác định hệ thống điện, điện tử và các điểm tương ứng đi vào tòa nhà của chúng.
  • Kiểm tra hệ thống chống sét trực tiếp là trên tòa nhà hay trong vùng lân cận.
  • Thấu hiểu các quy định áp dụng đối với vị trí của tòa nhà.
  • Đánh giá các nguy cơ bị sét đánh theo vị trí địa lý, loại hình cung cấp điện, mật độ sét đánh.
Giải pháp thực hiện
  • Cài đặt các dây dẫn liên kết theo một khung lưới.
  • Cài đặt một SPD đường vào LV.
  • Cài đặt một SPD bổ sung trong mỗi tủ phân phối điện nằm trong vùng lân cận của thiết bị nhạy cảm.
chong-set-toa-nha-5  


Thiết bị chống xung quá áp (SPD) chong-set-toa-nha-6

Thiết bị chống xung quá áp (SPD) được sử dụng cho mạng lưới cấp điện, mạng điện thoại, và thông tin liên lạc và xe buýt điều khiển tự động. Thiết bị chống xung quá áp (SPD) là một thành phần của hệ thống bảo vệ thiết bị điện. Thiết bị này được kết nối song song trên các mạch cung cấp năng lượng của tải để bảo vệ. Nó cũng có thể được sử dụng ở tất cả các cấp của mạng lưới cung cấp điện. Đây là loại phổ biến nhất được sử dụng và hiệu quả nhất trong việc chống quá áp. Nguyên tắc SPD được thiết kế để hạn chế xung quá áp có nguồn gốc từ khí quyển và chuyển hướng các sóng xung xuống đất, để hạn chế biên độ của xung quá áp xuống giá trị không còn nguy hại cho thiết bị điện, thiết bị chuyển mạch điện và truyền động điều khiển. SPD loại bỏ quá áp:
  • trong chế độ thông thường, giữa pha và trung tính hoặc đất;
  • trong các chế độ khác, giữa pha và trung tính.
Trong trường hợp một xung quá áp vượt quá ngưỡng hoạt động của SPD:
  • Thông thường, SPD sẽ dẫn năng lượng xuống đất;
  • Trong chế độ khác, SPD phân phối năng lượng cho các dây dẫn trực tiếp khác.
Ba loại SPD:
  • SPD loại 1
SPD loại này được khuyến cáo sử dụng trong trường hợp cụ thể của ngành dịch vụ và các tòa nhà công nghiệp có hệ thống chống sét bằng kim thu lôi hay lồng Faraday. Nó bảo vệ hệ thống điện khỏi sét đánh trực tiếp. Nó có thể xả rất nhanh năng lượng của sét lan truyền lây lan dây thoát sét xuống hệ thống tiếp đất. SPD loại 1được đặc trưng bởi dạng sóng 10/350 µs.
  • SPD loại 2
SPD loại 2 dùng để bảo vệ chính cho tất cả các thiết bị điện hoạt động với điện áp thấp. Nó được cài đặt trong mỗi tủ điện, nó ngăn chặn sự lan truyền của xung quá áp tới hệ thống điện và bảo vệ tải. SPD loại 2 được đặc trưng bởi dạng sóng 8/20 µs.
  • SPD loại 3
Những SPDs có khả năng phóng điện thấp. Do đó, chúng phải được cài đặt như là một bổ sung cho SPD loại 2 và trong vùng lân cận có tải nhạy cảm. SPD loại 3 được đặc trưng bởi một sự kết hợp của sóng điện áp (1.2/50 µs) và (8 /20 µs). Phân vùng bảo vệ - Lightning Protection Zone Phân vùng bảo vệ trên đường nguồn: Nguyên tắc bảo vệ chính xác có thể đạt được thông qua áp dụng những tiêu chuẩn quốc tế như IEC 61024-1 (bảo vệ công trình khỏi sét đánh trực tiếp) và IEC 61312-1 (bảo vệ hệ thống thông tin LEMP). Những tiêu chuẩn này xác định các trình tự đúng để theo đó thiết lập hệ thống chống sét hiệu quả. Điều quan trọng là hệ thống bảo vệ phải bao gồm cả bảo vệ cho công trình và bảo vệ chống quá áp cho thiết bị bên trong. Theo tiêu chuẩn IEC 61312-1, việc cài đặt toàn bộ hệ thống chống sét được chia thành các phân vùng bảo vệ khác nhau:
Các phân vùng bảo vệ:
chong-set-toa-nha-7 

LPZOA: đây là phân vùng có khả năng sét đánh trực tiếp. Trong một điện cực lớn, dòng sét có thể đạt giá trị 200.000 A = 200 kA (10/350 µs). Bất kỳ hệ thống dây dẫn thoát sét nào cũng phải đáp ứng yêu cầu chuyển toàn bộ dòng sét ở bất kỳ cường độ nào xuống đất một cách an toàn.
 LPZOB: phân vùng mà sét không có khả năng đánh trực tiếp, nhưng điện trường của sét trong phân vùng này lại rất lớn. Vùng này được xác định bởi hiệu quả của hệ thống bảo vệ cấu trúc (hệ thống chống sét trực tiếp).
 LPZ1: đây là phân vùng mà sét đánh trực tiếp là không thể. Điện trường của dòng sét tại phân vùng này cũng thấp hơn nhiều so với các phân vùng LPZOA và LPZOB. Đây là phân vùng các thiết bị chống xung quá áp sẽ rất phù hợp để cài đặt, nó sẽ giới hạn giá trị điện áp đi vào cơ sở.  
LPZ2: giá trị xung điện áp và điện trường tại phân vùng này sẽ thấp hơn nhiều so với LPZ1 khi các nguyên tắc bảo vệ được áp dụng. Các thiết bị nhạy cảm có thể được cài đặt tại phân vùng này một cách an toàn. Galvanic Coupling Khi một công trình bị sét đánh trực tiếp như trong hình 1 (Fig.1), một điện áp lớn sẽ gia tăng nhanh chóng xung quanh RA và toàn bộ vùng đất trong khu vực công trình A cũng có sự gia tăng điện áp lên cao, điều này phụ thuộc vào cường độ của dòng sét. Điện áp tại vùng đất của công trình B sẽ thấp hơn nhiều so với công trình A, và sự khác biệt này sẽ được cân bằng thông qua các loại dây cáp thông tin (dây điện thoại, ADSL, cáp truyền hình,...).
Cảm ứng điện từ:
Khi dòng sét được truyền xuống đất thông qua những dây dẫn như hình 2 (Fig.2) (thân cây), một điện trường cực lớn được tạo ra trong thời gian ngắn. Điện trường này sẽ đi vào bất kỳ vòng đất (hệ thống tiếp địa) nào có sẵn của các tòa nhà gần đó. Khi những dòng này được cân bằng, thiệt hại thường xảy ra đối với các thiết bị.
chong-set-toa-nha-8  

Chống sét lan truyền cho hệ thống điện Hãm tăng được chia thành ba lớp:
  • Lớp 1: "bảo vệ dòng đầu tiên"
  • Lớp 2: hãm điện áp
  • Lớp 3: tiếp tục hãm điện áp
Các hãm SPD này khác nhau trong thiết kế, khả năng xử lý dòng của chúng và được đặt tại các địa điểm cụ thể theo IEC 61312-1 yêu cầu cung cấp các giải pháp bảo vệ tối ưu. chong-set-toa-nha-9

Friday, April 22, 2016

Hệ thống chống sét trong tòa nhà





Tìm hiểu về Một số biện pháp, Các nguyên tắc lắp đặt quy trình vận hành. bảo trì và sửa chữa hệ thống chống sét trong Quản lý Tòa nhà

1.       KHÁI NIỆM:         
Sét là hiện tượng phóng “điện” giữa hai điện áp khác dấu và chênh lệch điện áp (tới mức đủ để phóng như áp, điều kiện môi trường xung quanh…), tùy thuộc vào mức độ ảnh hưởng và đường đi mà sét được định dạng thành 2 loại chính đó là: trực tiếp (phóng ngay đối tượng) và gián tiếp (bị ảnh hưởng như cảm ứng, lan truyền hay tạt ngang).
 
 Theo thống kê thì loại sét đánh thẳng trực tiếp xuống các tòa nhà là nguy hiểm nhất và mức độ ảnh hưởng cũng nghiêm trọng hơn là hình thức gián tiếp như: tạt ngang, cảm ứng …tuy nhiên độ nguy hiểm cũng như mức độ bị ảnh hưởng sẽ phụ thuộc vào: vị trí, bản chất vật bị sét đánh và môi trường xung quanh. Vậy hệ thống chống sét là hệ thống mà sẽ thực hiện được các chức năng như sau:
a.       Trung hòa, đẳng áp …tòa nhà, con người hay vật có thể bị sét đánh với “đám mây” có điện tích nhằm giải quyết vấn đề phòng điện.

b.       “Cách điện” vật thể với đám mây tích tụ điện, nhằm tránh xảy ra hiện tượng phóng.

c.        Thu và dẫn “ luồng” sét đi thẳng, nhanh và “ hoàn toàn” giải tỏa “năng lực” xuống đất tránh gây ra các tác động lên con người, tòa nhà hay vật thể.
2.       CÁC BIỆN PHÁP CHỐNG SÉT:
Vì sét là hiện tượng kết hợp ngẫu nhiên giữa ba yếu tố: điện áp, khác cực và môi trường dẫn, cho nên không có gì an toàn hơn là cần chủ động trong công tác phóng chống sét như cách “điện”, thu và dẫn sét xuống đất bằng hệ thống chống sét bao gồm:
a.       Kim thu sét: phải có độ nhất, góc thoáng và diện rộng đủ phủ toàn bô diện tích.
b.       Hệ thống dẫn sét: đảm bảo dẫn và cách điện đối với các hệ thống kỹ thuật khác nhất là hệ thống dẫn khác: điện, nước, tín hiệu như điện thoại, mạng, và thường có kích thước > 50 mm2.
c.        Hệ thống tiếp địa: luôn đảm bảo Rđ < 10 ohm.
3.       CÁC NGUYÊN TẮC TRONG LẮP ĐẶT HỆ THỐNG CHỐNG SÉT:
a.       Định vị bãi cọc tiếp địa, kiểm tra tính chất đất tại nơi đóng bãi tiếp địa.
b.       ­Tiến hành đóng bãi tiếp địa hoặc khoan giếng.
c.        Dùng máy đo điện trở đất để kiểm tra, nếu Rđ < 10 Ohm thì đạt.
d.       Lắp đặt dây đồng trần dẫn sét, hộp nối trung gian (dùng để kiểm tra điện trở đất của hệ khi cần).
e.                 ­Gia công trụ đỡ kim thu sét, lắp đặt trụ và kim thu sét theo đúng bản vẽ thiết kế thi công.
f.         Kết nối dây dẫn sét với kim thu sét, lắp đặt bộ đếm sét (nếu có). Dây dẫn sét được luồn trong ống cách điện xuyên suốt từ điểm tiếp xúc với kim thu sét đến bãi tiếp địa của hệ thống. Nhằm tránh lan truyền dòng sét vào kết cấu công trình.
g.                Dùng đồng hồ đo thông mạch dây dẫn sét nhằm đảm bảo dẫn sét tốt khi có sét đánh.
h.       Khi thiết kế chống sét đánh thẳng sử dụng kim thu sét, chống sét phóng điện sớm, thì phải cần dựa vào lý thuyết và các yếu tố địa lý tại công trình để đưa ra các thiết kế đúng đắn cho một hệ thống chống sét.
i.         Các lưu ý về vùng bảo vệ: Khi tính toán cần xem xét vị trí công trình, độ cao và kiến trúc để tính đủ 3 cấp bán kính bảo vệ bao gồm: Cấp 1 (Level 1), cấp 2 (Level 2), cấp 3 ( Level 3), cấp 4 ( Level 4). Sử dụng tiêu chuẩn NF C 17-102 Pháp hoặc IEC 21186-96 để tính toán kết hợp với các tiêu chuẩn hiện hành của Việt Nam. Chú ý về việc chọn vị trí, độ cao đặt kim và chiều cao cột kim tối thiểu, khoảng cách không khí giữa cột kim và các vật lân cận vì những điều này quyết định đến vùng bảo vệ an toàn cho công trình.
Nói chung trong những yêu cầu khắt khe, phương án cách điện sẽ được quan tâm hơn nhưng chi phí sẽ cao, việc thi công lắp đặt sẽ khó khăn hơn. Bên cạnh đó, thì cần phải chú ý đến vị trí của các vật dẫn điện như bồn nước, Anten, đường ống nước trên mái….. Khoảng cách lắp đặt của chúng phải được thiết kế đúng quy phạm. Thông thường, các thiết bị trên luôn bị ảnh hưởng, thậm chí là hỏng hóc trong quá trình diễn ra sét đánh tại vùng lân cận.
Bên cạnh đó khi lắp đặc thì cũng cần phải lưu ý:
·          Dây dẫn sử dụng cho thoát sét: nên sử dụng dây đồng tròn bện vì chúng có độ dẫn điện tốt. Dây ít chắp nối và có kích thước lớn hơn quy chuẩn. Nên sử dụng dây có tiết diện 50mm2 trở lên. Trong quá trình thi công, hãy chọn lộ trình cho dây đi thẳng nhất.
·          Hệ thống tiếp đất có tổng trở nhỏ và ổn định trong nhiều năm là điều rất quan trọng. Chúng giúp cho việc tản năng lượng sét xuống đất nhanh và an toàn. Hệ thống tiếp đất, cáp thoát sét và kim thu sét là 3 thành phần mấu chốt của hệ thống chống sét và phải đồng bộ với nhau. Trong thiết kế hệ tiếp đất, tùy từng vùng đất mà bố trí số lượng cọc và kiểu cho phù hợp, đảm bảo điện trở nối đất theo quy định (nhỏ hơn 10 Ohm).
4.       QUY TRÌNH VẬN HÀNH , BẢO TRÌ VÀ SỬA CHỮA:
a.                Vận hành: vào dầu mỗi ca nhất là vào mùa mưa bão phải kiểm tra hệ thống như:
-       Kim thu sét có đúng vị trí không, có nghiên ngã và dấu hiệu hư.
-       Bộ đếm sét.
-       Các mối nối từ kim xuống bãi tiếp địa .
-       Có các vật thể gì ảnh hưởng tới gốc của kim thu sét.
-       Bảo đảm hệ thống hoạt động ổn định.
b.       Bảo trì:
-       Theo lịch định kỳ .
-       Kiểm tra điện trở tiếp địa vào đầu mùa mưa < 10 ohm.
-       Thực hiện theo form các công tác bảo trì .
-               Ghi nhận quá trình hoạt động của hệ thống để có kế hoạch thay thế thiết bị kịp thời.
-       Đảm bảo các thao tác đáp ứng tính chuyên nghiệp, vệ sinh và an toàn công nghiệp thi thực hiện công tác bảo trì.
c.        Sửa chữa:
Thực hiện nhằm ngăn ngừa các sự cố có thể xảy ra ,hoặc đưa hệ thống về tình trạng hoạt động tốt hoặc thực hiện trong giai đoạn bảo trì.
d.       Cải tiến:
Trong quá trình quản lý vận hành hệ thống này, chúng ta cần phải cập nhật thông tin, công nghệ mới nhằm cải tiến thay thế các thiết bị hiện đại hơn nhằm tăng cường hệ số an toàn cao hơn cũng như tránh “lão hóa” hệ thống.